tạm dừng hoạt động kinh doanh


Một số doanh nghiệp khi có ý định thành lập đã có kế hoạch mở chi nhánh để phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh. Để tiết kiệm thời gian, liệu có thể thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc được không?

Mục lục

Có thể thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc không?

Một số doanh nghiệp khi có ý định thành lập đã có kế hoạch mở chi nhánh để phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh. Để tiết kiệm thời gian, liệu có thể thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc được không?

Có thể thành lập công ty và chi nhánh cùng một lúc không?

Thành lập chi nhánh và doanh nghiệp được cùng một lúc :

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Cũng theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Như vậy, theo những quy định trên cá nhân, tổ chức muốn thành lập chi nhánh của doanh nghiệp thì trước tiên phải được coi là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Tóm lại, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp mới có thể nộp hồ sơ để thành lập chi nhánh.

Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp

1. Đặt tên chi nhánh

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:

- Cụm từ “Chi nhánh”;

- Loại hình doanh nghiệp;

- Tên riêng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Chi nhánh Công ty TNHH 1 thành viên ABC.

2. Ngành nghề kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.

3. Nghĩa vụ thuế

Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.

Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.

Như vậy, doanh nghiệp và chi nhánh không thể cùng thành lập trong một lần. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới có thể nộp hồ sơ thành lập chi nhánh.

 

 

 

 

Bài viết liên quan : Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Hotline
03476.12368
Zalo
03476.12368
Viber
03476.12368
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram