tạm dừng hoạt động kinh doanh


Công ty có quyền tự quyết định hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Trong một số trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty.

Mục lục

5 trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty 2021

Công ty có quyền tự quyết định hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Trong một số trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty.

5 trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty 2021

Con dấu công ty phải thể hiện được tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Theo đó, 05 trường hợp bắt buộc thay đổi mẫu con dấu gồm:

- Thay đổi tên công ty

- Thay đổi loại hình doanh nghiệp

- Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp

- Thay đổi hình thức, nội dung, số lượng con dấu theo điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

- Mất con dấu hoặc con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo không thể tiếp tục sử dụng.

Lưu ý, trong trường hợp trên con dấu cũ của doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở thì khi thay đổi địa chỉ này cũng cần phải thay đổi con dấu. Nếu việc thay đổi địa chỉ trụ sở không ảnh hưởng đến mẫu con dấu thì không phải thay đổi mẫu dấu.
 

Thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp

Khi phải thay đổi mẫu con dấu, công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:

- Thông báo thay đổi mẫu dấu (Phụ lục II-9 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT). 

- Giấy ủy quyền (nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

- Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Lệ phí: Không mất phí
 

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu

Tùy thuộc vào thời gian thành lập doanh nghiệp, khi thay đổi mẫu dấu cần lưu ý một số vần đề sau:

Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015

Sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an, hồ sơ trả mẫu dấu bao gồm:

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Bản gốc Giấy chứng nhận mẫu dấu

- Công văn đề nghị trả con dấu

- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiêp)

- Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ

- Con dấu cũ

- Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu

Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

- Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015

Có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.

 

 

 

Bài viết liên quan : Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Hotline
03476.12368
Zalo
03476.12368
Viber
03476.12368
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram